0
Giỏ hàng

Hướng dẫn cách sửa bếp ga bị nghẹt tại nhà cực đơn giản

Hướng dẫn cách sửa bếp ga bị nghẹt tại nhà cực đơn giản

Bếp ga bị nghẹt là một hiện tượng khá phổ biến sau một thời gian dài sử dụng, gây bất tiện cho người dùng, thậm chí có thể gây ra những tình huống nguy hiểm. Sự cố này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vậy nên việc tìm hiểu nguyên nhân và cách sửa bếp ga bị nghẹt là một điều khá quan trọng. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Max Vina để biết cách xử lý bếp ga bị nghẹt nhanh chóng nhất.

Tìm hiểu bếp ga bị nghẹt là hiện tượng gì?

Trước khi tham khảo các mẹo sửa bếp ga bị nghẹt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bếp ga bị nghẹt là hiện tượng gì. Bếp ga bị nghẹt là tình trạng nguồn khí gas trong bếp không thể lưu thông qua ống dẫn đến béc phun để đốt cháy một cách lưu loát như bình thường. Điều này có thể xảy ra do nhiều tác nhân bên ngoài và bên trong hệ thống. Từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu suất nấu ăn, tăng khả năng tiêu thụ nhiên liệu cũng như gây ra các vấn đề về an toàn và vệ sinh.

Nghẹt bếp gây bất tiện trong nấu nướng

Biểu hiện của bếp ga bị nghẹt là khi bạn bật bếp lên nhưng lửa cháy yếu, cháy một chút rồi tắt hoặc thậm chí là không lên lửa. Tình trạng nghẹt bếp ga có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều béc phun ga và các mức đột nghẹt ga cũng có thể khác nhau.

Bếp ga bị nghẹt ảnh hưởng như thế nào?

Bếp ga bị nghẹt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau trong quá trình nấu ăn và không thể đảm bảo an toàn cho người dùng và gia đình. Khi bếp bị nghẹt ga có thể gây ra những tác động như sau:

Bếp ga bị nghẹt làm giảm hiệu suất nấu ăn

Khi bếp ga bị nghẹt, hiệu suất nấu ăn sẽ giảm đi rất nhiều. Ngọn lửa của bếp sẽ cháy yếu, không đều, khiến thời gian nấu ăn lâu hơn và thức ăn không chín đều. Đối với những món ăn yêu cầu sự kiểm soát về nhiệt độ như hầm, kho, nấu sốt,... thì việc điều chỉnh và duy trì nhiệt độ khi nấu sẽ trở nên khó khăn khi bếp nghẹt ga. Điều này cũng sẽ khiến cho món ăn được nấu ra không ngon, không đạt đúng chất lượng của món ăn.

Tăng mức tiêu thụ nhiên liệu

Bếp ga bị nghẹt không chỉ làm giảm hiệu suất nấu ăn mà còn tác động đến mức tiêu thụ nhiên liệu của bếp. Khi bếp ga hoạt động không hiệu quả sẽ xảy ra tình trạng lửa yếu và không đều, khiến thời gian nấu ăn kéo dài hơn, dẫn đến việc tăng lượng gas tiêu thụ. Nếu điều này xảy ra trong một thời gian dài và bạn không tìm cách khắc phục bếp ga bị nghẹt, chi phí sử dụng nhiên liệu sẽ tăng lên đáng kể theo thời gian.

Mất thời gian và công sức vệ sinh

Hiện tượng bếp gas bị nghẹt cũng sẽ khiến người dùng mất thời gian và công sức để vệ sinh bếp hơn bình thường. Khi béc phun gas và đường ống dẫn gas bị tắc, sẽ dẫn đến hiện tượng tích tụ dầu mỡ, bụi bẩn và đọng lại những cặn bẩn. Điều này khiến cho quá trình vệ sinh bếp ga trở nên khó khă n hơn. Bên cạnh đó, dầu mỡ và bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng rò rỉ và nổ gas.

Lửa nấu ăn không đều sẽ làm giảm chất lượng món ăn

Ngoài ra, việc vệ sinh bếp gas sẽ tốn thời gian hơn, bạn phải tháo rời từng bộ phận ra để làm sạch, kiểm tra đường ống gas cẩn thận để đảm bảo rằng không còn bất kì vết dầu mỡ này bụi bẩn nào bám đọng lại.

Không đảm bảo an toàn khi sử dụng

Một trong những tác động gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất cho người dùng khi bếp ga bị nghẹt chính là vấn đề về đảm bảo an toàn. Khi bếp ga bị nghẹt, các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra, đe dọa sự an toàn cho bạn và gia đình. Bếp có thể bị rò rỉ gas, đây là một tình huống vô cùng nguy hiểm. Gas rất dễ bắt lửa nên có thể gây ra cháy nổ bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, khi nghẹt gas sẽ gây ra hiện tượng “lửa xanh", gây ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia đình bạn.

Nguyên nhân bếp ga bị nghẹt

Trước khi tìm hiểu cách sửa bếp ga bị nghẹt, người dùng cần biết được nguyên nhân bếp ga bị nghẹt là gì, tác nhân nào dẫn đến tình trạng nghẹt bếp ga. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bếp ga bị nghẹt:

  • Chưa mở van bình gas: Khi bật bếp gas mà không thấy lửa đánh lên thì đừng vội lo lắng, có thể bạn chưa mở van bình gas nên bếp không thể đánh lửa. Hãy kiểm tra lại van gas xem đã được mở chưa. Nếu chưa hãy thực hiện thao tác mở khóa gas và bật lại bếp để kiểm tra.
  • Không khí lọt vào ống dẫn gas: Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng bếp bị nghẹt ga. Không khí bị lọt vào sẽ chiếm chỗ khiến khí gas không thể xuất hiện và lưu thông đến đầu ống dẫn để bắt tia lửa. Điều này sẽ khiến bếp gas không thể tạo ra những tia lửa để phục vụ cho việc nấu nướng.
  • Bụi bẩn và mảng bám bị tích tụ: Trong quá trình sử dụng bếp ga sẽ không tránh khỏi tình trạng các mảng bám, vụn thức ăn và bụi bẩn bám trên bếp. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, những vết bẩn này sẽ tích tụ quanh vùng đầu đốt hoặc rơi vào ống dẫn gas. Điều này khiến ống gas bị tắc nghẽn, làm giảm lượng gas lưu thông của bếp cũng như khiến bếp không thể phát ra các tia lửa.
  • Ống dẫn gas bị gập, xoắn: Ống dẫn gas là bộ phận đảm nhiệm việc đưa khí gas từ bình gas lên đến đầu đốt của bếp. Khi ống ga bị gập hoặc xoắn do những tác động trong quá trình nấu nướng sẽ khiến khí gas bị nghẹt, không dẫn được khí gas đến đầu đốt để phục vụ việc nấu nướng.
  • Lỗ phun ga trên đầu đốt bị tắt: Cũng giống như những bộ phận khác của bếp gas, lỗ phun gas trên đầu đốt cũng là một bộ phận dễ bám những cặn bẩn và tích tụ dầu mỡ. Tình trạng này xảy ra sẽ khiến bếp gas cháy lửa nhỏ, không đều và dễ bị tắt lửa.
  • Các béc phun gas bị nghẹt: Béc phun gas là bộ phận được lắp vào đầu ống dẫn gas của bếp gas, có nhiệm vụ phun ra khí gas để tạo lửa, làm nóng và nấu chín thức ăn. Khi béc phun gas bị bụi bẩn và dầu mỡ tích tụ, bám xung quanh, tình trạng tắc nghẽn có thể xảy ra và khiến bếp bị nghẹt gas.
  • Sự cố trong van gas: Van gas là bộ phận quản lý luồng gas từ bình gas đến bếp ga. Nếu van gas bị hỏng hoặc có sự cố, nó có thể khiến gas không chảy qua, gây nghẹt bếp ga hoặc thậm chí là rò rỉ khí gas.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nghẹt ga

Cách sửa bếp ga bị nghẹt đơn giản ngay tại nhà

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nghẹt bếp ga mà chúng ta có thể áp dụng các cách sửa chữa khác nhau. Dưới đây, Max Vina sẽ hướng dẫn bạn một số cách sửa bếp ga bị nghẹt tại nhà đơn giản nhất:

Khi bếp ga bị nghẹt do bụi bẩn và mảng bám

Với nguyên nhân bị nghẹt ga do các bụi bẩn và mảng bám, bạn có thể áp dụng cách sửa bếp ga bị tắc ga theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, hãy chuẩn bị các dụng cụ cho quá trình vệ sinh bếp ga:
    • Miếng bọt biển nhám
    • Nước rửa chén hoặc các loại dung dịch tẩy rửa chuyên dụng
    • Bàn chải đánh răng
    • Baking Soda
  • Bước 2: Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng bạn đã khóa van bình ga và tắt bếp gas. Sau đó, nhấc kiềng bếp và tháo đầu đốt ra khỏi bếp.
  • Bước 3: Cho nước rửa chén hoặc các loại dung dịch tẩy rửa chuyên dụng pha loãng với nướng vào một chiếc chậu. Đặt phần đầu đốt vừa tháo ra để ngâm khoảng 20 đến 30 phút cho các vết bẩn mềm dần. Sử dụng miếng bọt biển và bàn chải để vệ sinh những vết bẩn. Với các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể trộn thêm baking soda để khử chúng một cách dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Sau khi các vết bẩn đã được loại bỏ, hãy tiến hành vệ sinh lại phần đầu đốt với nước rửa chén và vệ sinh lại bằng nước sạch. Lau bằng khăn mềm và để phần đầu đốt được khô ráo hoàn toàn.
  • Bước 5: Khi phần đầu đốt đã khô ráo, hãy lắp nó lại vào vị trí cũ cho đúng khớp và lắp kiềng bếp vào. Mở van bình gas và bếp gas để kiểm tra xem tia lửa đã hoạt động lại bình thường hay chưa.

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh đầu đốt bếp ga tại nhà an toàn

Vệ sinh bếp ga, đặc biệt là bộ phận đầu đốt để bếp bén lửa tốt hơn

Khi ống dẫn ga bị gập xoắn

Đối với trường hợp bếp bị nghẹt gas do ống dẫn ga bị gập xoắn, cách sửa bếp ga bị nghẹt nhanh chóng nhất cho trường hợp này là nắn chỉnh lại đường ống theo hiện trạng ban đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cẩn thận kiểm tra xem đường ống dẫn ga có xuất hiện bất kì vết nứt nào hay không. Kể cả là vết nứt nhỏ, bạn cũng phải lập tức ngưng sử dụng bếp, khóa van gas và liên hệ với thợ sửa gas để thay đường ống dẫn mới.

Việc kiểm tra ống dẫn gas thường xuyên cũng đóng vai trò quan trọng những việc vệ sinh bếp gas định kỳ. Bạn nên theo dõi các bộ phận và linh kiện của bếp trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tháng sử dụng để sửa chữa cũng như thay mới những linh kiện bị hư hỏng. Điều này giúp tránh gây ra tình trạng tắc nghẽn và nguy hiểm cho gia đình trong quá trình sử dụng.

Khi bếp bị nghẹt béc phun ga

Cách sửa bếp ga bị nghẹt do béc phun ga được thực hiện theo quy trình sau đây:

  • Bước 1: Hãy tháo rời những bộ phận như kiềng bếp, đầu đốt, cụm ống điếu và cần chỉnh gió ra. Sau đó hãy cẩn thận nhấc béc phun ga ra ngoài.
  • Bước 2: Pha một ít dung dịch gồm nước ấm và xà phòng vào một chiếc bát hoặc một chiếc chậu nhỏ. Ngâm béc phun ga vào dung dịch này trong khoảng thời gian 15 đến 20 phút để làm mềm các vết bẩn và dầu mỡ bị bám ở trên bề mặt béc phun ga.
  • Bước 3: Sử dụng bàn chải đánh răng hoặc loại bàn chải nhỏ để loại bỏ vết bẩn bám trên béc phun ga một cách dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Dùng khăn mềm để lau khô béc phun ga và để cho nó khô ráo hoàn toàn.
  • Bước 5: Sau khi béc phun ga đã hoàn toàn khô ráo, hãy lắp béc phun ga và các bộ phận theo đúng vị trí ban đầu. Cuối cùng, khởi động bếp gas để kiểm tra xem tia lửa hoạt động lại bình thường hay chưa.
Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh béc phun ga

Trên đây, Max Vina đã giúp bạn tìm ra nguyên nhân cũng như những cách sửa bếp ga bị nghẹt đơn giản nhất tại nhà. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho việc xử lý tình trạng bếp bị tắc ga nhanh chóng. Liên hệ đến Max Vina ngay nếu bạn có nhu cầu mua bếp gas mini hoặc thay bình ga mới chính hãng.

Thong ke