Tìm Hiểu Cấu Tạo Của Chảo Chống Dính Dùng Cho Bếp Ga Và Bếp Từ

Sự xuất hiện của chảo chống dính trên thị trường được xem như một giải pháp thay thế chảo truyền thống và giúp món ăn thêm ngon miệng hơn. Đây cũng chính là “trợ thủ đắc lực” luôn có mặt trong các căn bếp của người nội trợ hay đầu bếp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cấu tạo của chảo chống dính sẽ phù hợp sử dụng cho từng loại bếp khác nhau, do đó, người dùng cần nắm bắt những thông tin hữu ích mà Max Vina chia sẻ dưới đây để sử dụng chảo đúng cách và tạo ra nhiều món ngon cho gia đình.

Giới thiệu chảo chống dính với các loại bếp tương ứng
Cách thức hoạt động của từng loại bếp không giống nhau, do đó những dụng cụ nấu bao gồm chảo chống dính cũng sẽ có thiết kế khác nhau để giúp cho quá trình nấu nướng của người dùng rút ngắn thời gian hơn. Dưới đây là một số dòng chảo chống dính phù hợp với loại bếp tương ứng người dùng cần biết:
-
Cấu tạo của chảo chống dính dùng cho bếp gas: Chảo chống dính cho bếp gas lớn hay bếp gas mini thường sẽ được phủ một lớp chống dính mỏng bằng Teflon hoặc gốm sứ hữu cơ. Tuy nhiên, lớp chống dính Teflon thường dễ bong và trở thành chảo nhôm bình thường.
-
Chảo chống dính được thiết kế cho bếp hồng ngoại: Thông thường những mẫu chảo thủy tinh sẽ thích hợp dùng cho bếp hồng ngoại. Bởi vì nhiệt của tia hồng ngoại sẽ được truyền dễ dàng vào đáy chảo. Những dòng chảo này thường được làm từ chất liệu gốm kính trong suốt.
-
Cấu tạo của chống dính cho bếp từ: Ở dòng bếp từ, có nhiều loại chảo thích hợp được sử dụng như chảo inox, chảo phủ gốm sứ, chảo đá,... với khả năng truyền nhiệt và chống dính tuyệt vời.

Một số loại chảo thông dụng trên thị trường hiện nay
Trên thị trường có đa dạng các loại chảo chống dính khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Để thu nhỏ phạm vi lựa chọn, Max Vina xin giới thiệu đến bạn 3 loại chảo chống dính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Chảo Inox
Nhìn chung, những dụng cụ nấu nướng trên thị trường hiện nay đều làm từ chất liệu inox không gỉ 304 là chủ yếu. Theo đó, những mẫu chảo làm từ chất liệu này thường được dùng cho bếp từ. Nếu muốn dùng trên bếp cảm ứng, người dùng nên chọn chảo được thiết kế có nam châm hút được và có đáy phẳng. Đặc biệt khi sử dụng dòng chảo này, người dùng không cần lo lắng tình trạng lồi đáy thường gặp ở những mẫu chảo nhôm.

Chảo đá
Dòng chảo chống dính thứ hai được nhiều người nội trợ tin dùng đó là chảo đá. Theo đó, chảo đá nướng sử dụng công nghệ sơn mới cho ra màu sắc óng ánh và có hoa vân như đá hoa cương. Dòng chảo này có khả năng chống trầy xước và chống dính tốt, vì vậy mà giá thành cũng nhỉnh hơn so với chảo chống dính thông thường.

Chảo gốm sứ
Chảo gốm sứ là dòng sản phẩm mới nhất trên thị trường, nổi bật với lớp men màu trắng sữa hoặc xám mịn. Mặc dù mới ra mắt nhưng dòng chảo này được lòng của rất nhiều người tiêu dùng, bởi vì sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt khả năng chống dính của chảo vô cùng tốt, thích hợp sử dụng cho dòng bếp từ.

Cấu tạo chảo chống dính tốt nhất
Thông thường, cấu tạo của chảo chống dính được sử dụng nhiều hiện này thường có 3 lớp cơ bản bao gồm:
Lớp đáy từ
Lớp đáy từ thường làm từ vật liệu inox nhiễm từ, có chức năng nhận năng lượng từ bếp từ và làm nóng đáy chảo để truyền lên những lớp trên. Hiện nay, nhiều dòng chảo chống dính có nhiều kiểu hoa văn, họa tiết đáy chảo bắt mắt. Tuy nhiên, các hoạ tiết này không chỉ đóng vai trò làm đẹp mà tăng hiệu suất tiếp nhận năng lượng từ trường.
Lớp truyền nhiệt
Lớp truyền nhiệt nhôm của chảo chống dính là bộ phận quan trọng giúp cải thiện hiệu suất nấu nướng và trải nghiệm sử dụng của người dùng. Nhôm được sử dụng làm lớp truyền nhiệt này vì nó có khả năng dẫn nhiệt tốt, trọng lượng nhẹ và dễ dàng gia công thành các lớp mỏng, đồng thời có khả năng chịu nhiệt độ cao.

Lớp chống dính
Trên thực tế, lớp chống dính của các dòng chảo thường được được phủ với đa dạng loại hợp chất chống dính khác nhau. Mỗi loại đều có tiêu chuẩn khác nhau từ hãng sản xuất. Cho tiết chất liệu sử dụng cho lớp chống dính như sau:
-
Chống dính Teflon: Lớp chống dính này có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt cùng bề mặt láng. Ngoài ra, Teflon có tuổi thọ và độ bền cao.
-
Chống dính Ceramic (gốm): chất liệu này được làm 100% từ chất khoáng vô cơ kết hợp cùng các oxit khác, có khả năng chống xước tốt và chịu nhiệt lên đến 450 độ C. Với ưu điểm không xảy ra phản ứng với thức ăn, chảo chống dính Ceramic được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
-
Chống dính Greblon: Lớp chống dính được cấu tạo từ phân tử PTFE với khả năng chống chịu ấn tượng trong các môi trường như axit, dung môi hữu cơ hay kiềm. Ngoài ra, Greblon còn có khả năng chống dính cực cao đạt tiêu chuẩn LFGB của Đức.
-
Chống dính Whitford: Whitford được tạo thành từ phân tử PTFE không chứa các thành phần độc hại. Ngoài ra chất liệu này còn chịu được nhiệt độ cao lên đến 440 độ C. Khả năng chống dính của Whitford đạt tiêu chuẩn của Mỹ.
-
Chống dính Maifan: Lớp chống dính này được làm từ một loại đá tự nhiên chứa nhiều khoáng chất. Vì vậy, bề mặt khá cứng và có độ bền cao cùng khả năng hút và phân giải các chất độc hại vô cùng ấn tượng, từ đó giúp người dùng hạn chế tình trạng cháy khét thức ăn khi nấu.
Tiêu chí lựa chọn chảo chống dính chất lượng tốt
Với sự đa dạng và cấu tạo của chảo chống dính với các loại bếp tương ứng, để dễ dàng chọn sản phẩm phù hợp, hãy tham khảo những tiêu chí chọn chảo chống dính hiệu quả đến từ Max Vina.
Chất liệu của chảo chống dính
Chất liệu được dùng để sản xuất chảo chống dính khá đa dạng bao gồm nhôm, hợp kim nhôm, gang, đồng, inox ,... Tuy nhiên, chất liệu inox và hợp kim nhôm được nhiều người tiêu dùng Việt ưa chuộng sử dụng. Đặc biệt, chất liệu inox 304 hay 430 có tính bền bỉ cao, không phát sinh các chất độc hại trong quá trình nấu, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Cấu tạo của chảo chống dính ở phần đáy
Phần đáy của chảo chống dính cũng là một tiêu chí quan trọng để giúp người dùng nấu nướng dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Theo đó, có những loại đáy chính sau đây:
-
Đáy đúc liền thân tạo nền một khối chắc chắn nên có giá thành đắt nhất. Phía dưới lớp đáy được cấu tạo từ kim loại nhiễm từ thích hợp dùng cho bếp từ.
-
Chảo chống dính có đáy liền có khả năng bắt từ tốt. Ngoài ra, chảo có thể sử dụng với nhiều loại bếp khác mà không lo bị hư hỏng hay biến dạng trong quá trình chế biến.
-
Ưu điểm lớn của chảo đáy gắn là dễ sử dụng và dễ tìm kiếm. Tuy nhiên vì phần đáy được hàn vào thân chảo nên dễ bị hỏng và biến dạng khi sử dụng.
Lớp chống dính đảm bảo an toàn
Có thể nói, lớp chống dính là tiêu chí tiên quyết khi lựa chọn chảo chống dính an toàn, chất lượng. Bởi vì lớp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Đối với những dòng chảo chống dính trên thị trường, lớp chống dính thường được làm từ chất liệu sơn chống dính chịu nhiệt, vân đá hoa cương hay Ceramic, có khả năng chống dính tốt và đảm bảo an toàn cao.
.jpg)
Độ dày lớp nhiễm từ
Nhìn vào cấu tạo của chảo chống dính, có thể thấy, chảo có mặt đáy phẳng sẽ cho khả năng hấp thụ nguồn từ tính của bếp tốt nhất. Điều này cũng giúp thức ăn chín nhanh và tiết kiệm thời gian chế biến. Ngoài ra, lớp nhiễm từ phải có độ dày đảm bảo đạt chuẩn là 5mm để có thể sử dụng hầu hết trên các loại bếp.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo của chảo chống dính cùng với một số mẹo chọn chảo chống dính hiệu quả đến từ Max Vina. Hy vọng với những kiến thức hữu ích trên, bạn đã hiểu thêm về chảo chống dính cũng như biết được dòng chảo chống dính phù hợp với tiêu chí nấu nướng của bản thân. Hãy luôn theo dõi Max Vina để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về các dụng cụ nhà bếp cũng như những mẹo hay xoay quanh chủ đề này nhé!
Thông tin liên hệ Maxvina:
- Hotline: 0201 609 200
- Website: https://maxvina.vn/
- Địa chỉ: Lô đất CN5.1B, KCN Đình Vũ, P. Đông Hải 2, Q. Hải An,TP. Hải Phòng