Bếp ga bị lửa đỏ: Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản
Bếp ga là thiết bị nấu nướng quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu ngày, tình trạng bếp ga bị lửa đỏ sẽ xuất hiện. Hiện tượng này nếu kéo dài có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây nguy hiểm cho người dùng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bếp ga cháy lửa đỏ và làm cách nào để khắc phục? Bài viết dưới đây của Max Vina sẽ đưa ra lời giải đáp chi tiết cho tình trạng này.
Tác hại của bếp ga bị lửa đỏ
Hiện nay, bếp ga là sự lựa chọn của nhiều gia đình Việt để mang đến nhiều bữa ăn ngon. Sở dĩ thiết bị bếp này được sử dụng nhiều bởi các tiện ích nổi bật như tiết kiệm điện, tiện lợi, nhỏ gọn,... Tuy nhiên, trong khi sử dụng bếp ga mini, bếp ga lớn,... người dùng cũng thường bắt gặp hiện tượng ngọn lửa có màu xanh chuyển dần sang màu đỏ sau đó tạo thành những vết đen dưới đáy nồi. Kèm theo đó có thể là tiếng nổ tách tách nhỏ phát ra từ bếp ga.
Những hiện tượng này nếu tiếp diễn thường xuyên có thể gây nguy hiểm cho người dùng, đồng thời khiến các thiết bị nấu nướng như nồi, chảo bị bẩn, gây mất vệ sinh. Do đó, khi xuất hiện tình trạng bếp ga bị lửa đỏ, người dùng cần xác định nguyên nhân và tìm cách sửa bếp ga bị cháy lửa đỏ để đảm bảo an toàn.
Bếp ga bị lửa đỏ phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục
Trong quá trình sử dụng bếp ga, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bếp gas bị lửa đỏ đen nồi. Để tìm ra cách sửa bếp ga bị đỏ lửa, trước tiên người dùng nên tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp và cách khắc phụ cực kỳ đơn giản.
Sắp hết gas
Bếp ga bị đỏ lửa do sắp hết ga là nguyên nhân thường gặp nhất. Hiện tượng này không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Khi sắp hết ga, ngọn lửa sẽ có dấu hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ và để lại vết đen dưới đáy nồi.
Vì vậy, khi thấy có ngọn lửa màu đỏ, hãy thử lắc nhẹ đối với bình ga mini hoặc xem ngày giao có ghi trên bình ga. Bếp ga bị lửa đỏ chính là báo hiệu người dùng cần thay ga trong vòng 1 – 2 ngày tới. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ga được sử dụng kém chất lượng hay bị nhiễm tạp chất. Vì vậy, nếu kiểm tra thấy bình ga còn nhiều nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng lửa bếp ga bị đỏ, người dùng nên đổi sang bình gas khác đảm bảo chất lượng tốt hơn.
Lửa có màu đỏ do ga đốt không hết
Bếp ga bị lửa đỏ cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân ga đốt không hết, dẫn đến làm đen nồi. Theo đó, gas là một chất khí tự nhiên khi gặp oxy sẽ có khả năng tạo ra lửa gây cháy. Vì vậy, khí ga cần được cung cấp đủ oxy để duy trì sự cháy trong khi nấu nướng. Ngược lại, trong môi trường hay không gian nhỏ hẹp, thiếu oxy, lượng ga thoát ra sẽ không được đốt hết hoàn toàn. Điều này dẫn đến lãng phí ga đồng thời cũng rất độc hại cho người dùng và nguy cơ cao gây cháy nổ.
Biện pháp khắc phục đối với tình trạng này đó là điều chỉnh ngọn lửa sao cho phù hợp. Điều này sẽ giúp tiết chế được lượng ga thoát ra phù hợp với môi trường xung quanh. Đồng thời, điều chỉnh ngọn lửa còn giúp người dùng tiết kiệm ga, thời gian nấu nướng và tránh được nguy cơ xảy ra cháy nổ.
Do bình ga chứa nhiều tạp chất
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bếp ga bị lửa đỏ đến từ việc bên trong bình ga chứa nhiều tạp chất. Hiện nay, với mục đích kiếm thêm lợi nhuận, nhiều nhà phân phối cố tình trộn tạp chất vào ga làm giảm chất lượng của khí gas.
Để tránh tình trạng này, người dùng cần kiểm tra ga kỹ lưỡng khi ga được giao đến. Vậy trường hợp bếp ga mini bị lửa đỏ phải làm sao? Nếu dùng các loại bếp ga mini, người dùng cần chú ý đổi ga ở các địa chỉ uy tín và không tự ý sang chiết ga, đồng thời, bình ga mini phải đảm bảo chất lượng, không bị móp méo hay gỉ sét. Ngoài ra, người dùng cũng nên chọn những nhà cung cấp uy tín để chắc chắn về độ an toàn cũng như đảm bảo tuổi thọ của bếp ga.
Do đáy nồi còn dính lại đồ ăn và bụi bẩn
Lửa bếp ga bị đỏ đôi khi xuất phát từ việc đáy nồi bị dính bẩn, thức ăn,... Có thể ở những lần nấu trước, thức ăn dính lại ở đáy nồi không được vệ sinh sạch sẽ, vì vậy, lần nấu tiếp theo, những thức ăn thừa này một lần nữa bị đốt cháy tạo ra những vệt đen bám vào đáy nồi. Khi ngọn lửa của bếp ga tiếp xúc với những chất bẩn này sẽ chuyển sang màu đỏ.
Vì vậy, trước khi nấu ăn, người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng xem đáy nồi có bám thức ăn thừa hay không. Đồng thời, sau khi nấu xong, người dùng cũng nên vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài nồi để đảm bảo rằng không còn vướng lại thức ăn. Việc này sẽ giúp bảo quản nồi và bếp ga được sử dụng lâu hơn.
Bếp gas bị lửa đỏ do đường ống dẫn ga bị vướng vật cản
Nếu thấy tình trạng bếp ga bị lửa đỏ xuất hiện nhưng không phải do những nguyên nhân kể trên gây ra, rất có thể nguyên nhân xuất phát từ ống dẫn ga có vật cản. Đối với trường hợp này, người dùng không nên tự sửa bởi vì tình trạng này khá phức tạp và nguy hiểm. Thay vào đó, người dùng hãy gọi thợ sửa hoặc đơn vị bảo hành đến kiểm tra để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Đầu đốt bếp ga bị bẩn, bị nghẹt
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bếp ga bị lửa đỏ có thể đến từ việc đầu đốt bị nghẹt. Khi người dùng không vệ sinh thường xuyên bộ phận mâm chia lửa, lượng thức ăn thừa hay dầu mỡ sẽ bám vào những lỗ thoát lửa. Khi bật bếp, lửa sẽ đốt những thức ăn thừa này và tạo ra ngọn lửa đỏ.
Để sửa bếp ga bị cháy lửa đỏ, người dùng cần tháo đầu đốt, sau đó dùng cọ hoặc bàn chải làm sạch các khe thoát lửa và để khô hẳn. Tiếp đến, lắp đầu đốt vào đúng vị trí và đánh lửa liên tục để kiểm tra tình trạng đã bếp ga bị đỏ lửa đã được khắc phục hay chưa. Để duy trì lửa đều và ổn định trong khi nấu nướng, người dùng nên vệ sinh bếp ga thường xuyên hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến khiến cho bếp ga bị lửa đỏ cũng như cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức hữu ích để sử dụng bếp ga an toàn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các thiết bị bếp ga mini cao cấp, chất lượng, hãy đến ngay Max Vina để được tư vấn các sản phẩm ưu việt nhất.